02 Tháng Năm 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 344
Số thành viên Ngày hôm qua: 301
Tổng Tổng: 1021980
 Tin tức sự kiện        

Người nước ngoài đến Việt Nam làm nông nghiệp
28 Tháng Sáu 2015 :: 7:51 CH :: 4455 Views

Từng có lần du lịch Việt Nam, rồi gắn bó với nông dân gần 5 năm thông qua dự án từ thiện, Shiokawa Minoru, sinh năm 1983 đến từ Nhật Bản đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm của nhà nông.
Tháng 7/2010, với diện tích khoảng 1.000 m2 thuê của người dân Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk), Shiokawa tự mình cuốc đất, bắt đầu thử nghiệm mô hình trồng rau hữu cơ, nhưng sản lượng ban đầu rất thấp, trong khi việc tiêu thụ thị trường kém hiệu quả vì giá thành cao. Sau một thời gian tìm hiểu và quan sát thị trường, anh nhận thấy nhu cầu sử dụng rau hữu cơ trong cộng đồng người Nhật nói riêng tại TP HCM rất cao nên quyết định kêu gọi thêm những thực tập sinh từ Nhật cùng làm. Đến 2011, khi mọi thứ đã bắt đầu tiến triển tốt, Shiokawa nhận đặt hàng của từng hộ gia đình rồi tự mình đứng ra vận chuyển rau do công ty vận tải không biết tiếng Nhật.
Thời gian đầu kinh doanh, anh hầu như không có lợi nhuận, doanh thu không đủ bù vào chi phí nhưng tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ khiến chàng trai người Nhật này vẫn kiên trì gắn bó với ước mơ và lựa chọn của mình. Tới nay, anh đã mở rộng diện tích ra 5.000 m2 đất sản xuất, mỗi ngày cung ứng khoảng 100 kg rau sạch các loại đến người tiêu dùng ở Việt Nam.
Năm 2012, sau khi được một giám đốc quỹ đầu tư người Nhật làm việc tại Việt Nam vận động và chia sẻ về vùng đất đầy tiềm năng là Lâm Đồng, hai nông dân trẻ, chủ của Công ty Lacue tại ngôi làng chuyên làm nông nghiệp Kawakami Mura có mệnh danh "Làng thần kỳ" là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) đã quyết định tới thăm dò tìm hiểu. Sau khi khảo sát, hai nông dân Nhật nhanh chóng hợp tác với một doanh nghiệp địa phương lập liên doanh An Phú Lacue để trồng rau xà lách tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
Với cách thức canh tác nghiêm ngặt theo đúng kỹ thuật của làng Kawakami Mura, công ty đã trồng thử nghiệm 13 giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực vẫn là giống xà lách Mỹ mà người làng Kawakami Mura thường canh tác. Sau 70 ngày thử nghiệm, 3.000 cây xà lách Mỹ đầu tiên của công ty đã cho thu hoạch và được đưa đi chào hàng tại các siêu thị TP HCM. Đến nay, công ty đã nâng diện tích lên 4ha và canh tác chính thức chỉ 4 loại rau.
Tuy không tiết lộ doanh thu và lợi nhuận nhưng công ty này cho biết họ đang tiêu thụ khá tốt tại các hệ thống siêu thị ở TP HCM. Dù chưa tính tới việc hợp tác sản xuất rau xà lách với nông dân Đà Lạt, nhưng theo Takaya Hanaoca, công ty sẵn sàng chuyển giao tất cả kỹ thuật và quy trình canh tác. Trong tương lai sẽ có chương trình đưa nông dân Đà Lạt tới học tập sản xuất tại làng Kawakami Mura ở Nhật.
 

 

 Tin đã cập nhật        
Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu là Campuchia 18/08/2014
Cách chọn giống đu đủ cho nhiều quả 14/06/2014
Những DN đồng hành cùng nông dân 22/05/2014
Đại Nông: sát cánh cùng nông dân 22/05/2014
Đại Nông với vùng nuôi tôm sú quảng canh 22/05/2014
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Hướng đến sự phát triển bền vững! 22/05/2014
Cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh 'tấn công' Bắc Kạn ! 22/05/2014
Hàng ngàn hộ nông dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long, Đồng Tháp đang mất tiền tỷ do loài sâu lạ tấn công củ làm giảm 95% giá bán. ! 22/05/2014
Nuôi thủy sản mùa nước nổi ! 22/05/2014

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn