17 Tháng Năm 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 317
Số thành viên Ngày hôm qua: 336
Tổng Tổng: 1026784
 Tin tức sự kiện        

Tạo công cụ sản xuất giúp nông dân cải thiện cuộc sống !
09 Tháng Chín 2012 :: 10:32 CH :: 14678 Views :: Phân bón lá

- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông dân - nông thôn

Mặt trận Tổ quốc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp phối hợp các cấp, các ngành và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ liên kết sản xuất

Với phương thức đưa cơ giới hóa nông nghiệp vào phục vụ sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, đến nay toàn huyện đã nhân rộng được 110 trạm bơm điện, phục vụ hơn 30.920ha, chiếm trên 88% diện tích sản xuất, giải quyết gần 1.000 lao động;  thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, lấy sức dân chăm lo cho dân”, vận động người dân tham gia hùn vốn mua 471 máy gặt đập liên hợp, máy cắt xếp dãy, 789 lò sấy, máy hốt suốt lúa, 377 máy cày và 4.369 máy xới, công cụ sạ hàng. Với số máy phục vụ nông nghiệp trên có khả năng đáp ứng cho 61% diện tích xuống giống của huyện, giải quyết gần 7.200 lao động ở nông thôn có việc làm ổn định. Đồng thời, thành lập 6 tổ phun xịt thuốc thuê có 112 thành viên tham gia, mỗi lao động tham gia vào các dịch vụ trên có thu nhập gần 6 triệu đồng/thành viên vào mỗi mùa vụ. Với phương thức hữu hiệu của MTTQ huyện Tháp Mười đã tạo công cụ sản xuất, giúp nông dân (nói chung) có cơ hội làm ăn khá lên, đồng thời tạo điều kiện cho những hộ làm thuê, hộ nghèo (nói riêng) có việc làm ổn định, cải thiện đời sống, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM), Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với các đoàn thể Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác thông qua các mô hình nhằm giảm giá thành, tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo hướng hiện đại. Qua đó, các đơn vị đã có nhiều sáng kiến mới, tạo bước đột phá góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Phan bon la). 6 tháng đầu năm 2012, đăng ký thực hiện xây dựng 50 công trình thanh niên và 21 mô hình đột phá gắn với nhiệm vụ chính trị tại đơn vị; huyện đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 541ha, mô hình sản xuất chanh theo hướng an toàn; các mô hình sản xuất mè, mô hình công nghệ sinh thái - sinh học, sản xuất xoài theo hướng an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học... được triển khai có hiệu quả; công tác xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, đã ghi vốn lập quy hoạch và đầu tư 6 công trình, với tổng vốn đầu tư 14.700 triệu đồng; năm 2012 đầu tư xây dựng 10 công trình ở 4 xã điểm với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng. Đến nay, có 1 xã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng NTM. Điển hình nổi bật là Hội Nông dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp không ngừng đẩy mạnh việc phát huy phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nên trên địa bàn huyện ngày xuất hiện càng nhiều mô hình hay, cá nhân tiêu biểu trong việc sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thể hiện qua việc tổ chức cho nhiều nông dân được tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật, học tập, nghiên cứu những mô hình, cách làm hiệu quả, nên trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết áp dụng linh hoạt vào thực tế của quy trình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh. Bên cạnh đó, huyện Hội còn tổ chức thành lập được 13 tổ hợp tác bơm điện, 12 tổ phun xịt bảo vệ thực vật, 14 tổ dịch vụ nông nghiệp, có trên 250 thành viên tham gia, thu hút hơn 310 lao động. Đặc biệt, tranh thủ và tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi tham gia mô hình để có cơ hội việc làm ổn định, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Vì vậy,  năm 2011, có 204 hộ thoát nghèo do Hội Nông dân quản lý.

Với tiền đề này, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Cao Lãnh chú trọng phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân, tạo động lực cho các xã điểm xây dựng NTM cơ bản hoàn thành các tiêu chí trong năm 2015.

Trần Thắng

 

 

 Tin đã cập nhật        
Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu là Campuchia 18/08/2014
Cách chọn giống đu đủ cho nhiều quả 14/06/2014
Những DN đồng hành cùng nông dân 22/05/2014
Đại Nông: sát cánh cùng nông dân 22/05/2014
Đại Nông với vùng nuôi tôm sú quảng canh 22/05/2014
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Hướng đến sự phát triển bền vững! 22/05/2014
Cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh 'tấn công' Bắc Kạn ! 22/05/2014
Hàng ngàn hộ nông dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long, Đồng Tháp đang mất tiền tỷ do loài sâu lạ tấn công củ làm giảm 95% giá bán. ! 22/05/2014
Nuôi thủy sản mùa nước nổi ! 22/05/2014

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn