Phân bón lá hữu cơ sinh học
Phân bón lá hữu cơ sinh học mang đến nhiều lợi ích khi sử dụng cho bà con. Vậy cụ thể phân bón này được sản xuất như thế nào?
Phân bón lá hữu cơ là loại phân bón lá phổ biến trong ngành nông nghiệp hiện nay. Có thể bạn chưa biết, cây ngoài hút thức ăn và chất dinh dưỡng từ bộ rễ thì chúng còn lấy dưỡng chất từ bộ lá. Chính vì vậy, các kỹ sư nông nghiệp đã nghiên cứu và phát triển ra loại phân bón lá nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp cây phát triển thuận lợi nhất.
Hiện nay, các Phân bón hữu cơ sinh học đang có mặt tại thị trường có thể được sản xuất trong được hoặc được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Israel hay Agrilife,… Chúng sẽ được sản xuất bởi công nghệ dây chuyền máy móc vô cùng hiện đại của những nhà máy sản xuất phân bón lớn nên rất đảm bảo về các tiêu chuẩn chất lượng cũng như kỹ thuật hay quy cách sản phẩm.
Thành phần chính của Phân bón hữu cơ sinh học là các dưỡng chất hữu cơ, các chất vi sinh được chiết xuất từ amino axit tự nhiên, và rong biển. Ngoài ra, nó còn có sự kết hợp giữa các nguyên tố đa và vi lượng giúp cho cây trồng tăng nhanh khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển bền vững trong mọi giai đoạn phát triển.
1. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố định đạm
Là những loại phân bón có chứa thành phần các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ từ không khí thành các dạng chất cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thụ. Vi sinh vật cố định đạm có hai kiểu bao gồm:
Vi sinh vật cố định đạm tự do là những loại vi sinh vật sống tự do có khả năng cố định đạm trong đất mà không cần vật chủ ký sinh. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào sản xuất phân bón như Azotobacter, Clostridium,…
Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh là những loại vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ ký sinh là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với loại cây họ đậu, Anabaena azollae cộng sinh với cây bèo hoa dâu hay tảo lục,….
Ngoài ra, cũng còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm cộng sinh vừa có khả năng cố định đạm tự do như Azospirillum,…
2. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân
Gồm những loại phân bón hữu cơ chứa các loại vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong lòng đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng có thể hấp thu và sử dụng được.
Cơ chế của việc phân giải lân của hệ vi sinh vật là bằng việc hạ pH trong đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ. Khi đó chúng làm các cấu trúc liên kết phosphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân loại giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm khác như Aspergillus và Penicillium spp.
3. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali và silic
Là dòng sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất có chứa silic, kali như silicat… để giải phóng ra kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng để dễ hấp thu. Các chủng loại vi sinh vật được ứng dụng phổ biến như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…
4. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ hay cellulose
Loại phân này chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy hợp chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi ở đồng ruộng như cellulose, kitin,…gồm các loại vi sinh như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
5. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh gây ức chế các vi sinh vật gây bệnh
Chứa các loại vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các loại chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm sự phát triển các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata và Beauveria..…
6. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng vi lượng
Là loại phân có chứa các loại vi sinh vật như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây trồng dễ hấp thu
7. Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các loại chất kích thích sinh trưởng
Phân bón hữu cơ này chứa nhóm vi sinh vật (gồm nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các loại chất kích thích sự sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào trong môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như loại thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng bị gây hại.
Hiện nay, nhiều công ty phân bón đang sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có sự kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón nhất định. Có nghĩa là trong một loại phân bón chúng có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, kali, vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ,….
Thuốc BVTV, các loại hóa chất gây độc hại đều sẽ gây độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi sử dụng phân bón sinh học, vi sinh.
Sử dụng Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong một khoảng thời gian dài thì chắc chắn sẽ có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.
Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển thuận lợi là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao. Nếu Đất chua, đất phèn, mặn đều sẽ có tác động không tốt cho sự hoạt động của các loại vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, việc trao đổi chất và cấu trúc màng tế bào của vi sinh vật gây ức chế hay có thể giết chết vsv.
Gồm 6 bước quan trọng như sau:
Bước 1: Phải lựa chọn các chủng loại vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào có lợi sẽ dùng trong phân bón.
Bước 2: Phân lập và tuyển chọn các loại VSV.
Bước 3: Lựa chọn loại vật liệu và phương pháp lên men phù hợp để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV để đưa vào phân bón hữu cơ. Bước này có ý nghĩa để lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên nhiều lần
Bước 4: Lựa chọn môi trường lên men phù hợp để nhân sinh khối, cũng là bước tìm ra điều kiện giúp cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất cũng như phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ở bên ngoài cánh đồng.
Bước 5: Đem vào xây dựng và thử nghiệm phân để sản xuất.
Bước 6: Đem vào thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn trong các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả sau khi áp dụng vào thực tế sản xuất
Công ty TNHH Thanh Xuân chi nhánh trực thuộc: nhà máy phân bón Đại Nông đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và các ứng dụng khoa học kỹ thuật,… với công suất nhà máy lên tới 50.000 tấn sản phẩm/ năm. Thương hiệu Đại Nông đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ – Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp giấy chứng nhận.
Đại Nông đã và đang là đối tác thân thiết của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Với mong muốn xây dựng nền nông nghiệp bền vững, chúng tôi không ngừng tìm tòi và phát triển mang tới cho bà con những sản phẩm chất lượng nhất. Đại Nông luôn là người bạn đồng hành thân thiết với bà con, cần tư vấn hay hỗ trợ sản phẩm tốt nhất xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa chỉ: Số 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại hỗ trợ: (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email liên hệ: phanbondainong@gmail.com