28 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 133
Số thành viên Ngày hôm qua: 429
Tổng Tổng: 1020466
 Kiến thức nhà nông        

Tác dụng của mỗi một loại phân bón đối với cây trồng
04 Tháng Tám 2021 :: 12:00 SA :: 1385 Views

Phân bón đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ cây trồng, tăng năng suất cũng như nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây
-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)
Chúng ta sẽ đi từng loại và nói chi tiết về công dụng:
1- Muối Đạm(N)
-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, năng suất kém…
-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đổ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
 2- Muối Lân (P)
-Khi thiếu: rễ phát triển kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ  làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
3- Muối Kali: (K)
– Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
– Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
4- Chất Canxi(Ca): 
– Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
– Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
5- Chất lưu huỳnh(S): Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
6-Chất Magie (Mg):
– Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
– Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
7- Chất Bo(B):
– Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
8- Chất đồng(Cu): 
– Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng,  chịu lạnh…
9- Chất Kẽm (Zn): 
– Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.
10- Molipden(Mo): 
– Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do
Phân Hữu Cơ
Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…là các loại chất hỗn hợp dưới dạng hữu cơ
Phân Chuồng: Cung cấp thức ăn cho cây trồng và bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn.
Cách chế biến phân chuồng
Ủ nóng (ủ xốp):  Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%,  có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày.
Ủ nguội (ủ chặt): Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m sau khi phân ra khỏi chuồng trại chúng ta xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. , trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.
Phân Rác
Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
Cách ủ phân rác:  Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi, trét bùn ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên, ta nên cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi) ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.
Phân Xanh
Phân xanh thường được dùng là cây họ đậu:  điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cách sử dụng là vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.
Phân Vi Sinh
Là chế phẩm phân bón khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. Phân vi sinh được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích sau:
– Phân vi sinh cố định đạm: Sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…sống tự do:  Azotobacterin…
– Phân vi sinh phân giải lân:  Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
– Phân vi sinh phân giải chất xơ:  chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…
Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.
Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở:  vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao. Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng.
Phân Sinh Học Hữu Cơ.
Khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi. Bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) kết hợp với loại phân có nguồn gốc hữu cơ và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, chúng góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Phân sinh hóa hữu cơ có thể phun lên lá hoặc bón gốc vì nó được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng. Được sản xuất chuyên dùng cho:  cây ăn trái , lúa, mía
Phân Vô Cơ
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay
Phân Đơn:  Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
Phân đạm vô cơ gồm có:
– Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
– Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
– Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
– Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
– Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
– Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
– Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N
Phân Lân:
– Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5
– Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
Phân Kali:
– Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
– Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
Phân Hổn Hợp:  Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ:  Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:
– Phân trộn:  Là phân được tạo thành  do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
– Phân phức hợp:  Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
Các dạng phân hổn hợp gồm có:
Các dạng phân đôi:  Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
– MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
– MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
– DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
Phân chuyên dùng:  Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
 – Ưu điểm của phân chuyên dùng:  rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
Vôi
Vai trò tác dụng của phân vôi:  Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
Một số dạng vôi bón cho cây
– Vôi nghiền:  Các loại:  đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
– Vôi nung ( vôi càn long):  Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
– Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Các loại phân bón khác
Phân Bón Lá: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.
Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường:  Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như:  HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…
Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân
Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
 

 

 Tin xem nhiều nhất        
Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn