25 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 202
Số thành viên Ngày hôm qua: 323
Tổng Tổng: 1019252
 Kiến thức nhà nông        

Tổng hợp các loại phân bón cần thiết cho cây trồng:
17 Tháng Mười Hai 2020 :: 5:07 CH :: 1588 Views

“Nhất nước – Nhì Phân” câu nói đã được lưu truyền từ ngàn xưa để nói về tầm quan trọng của phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc nắm bắt tính chất và công năng của các loại phân bón sẽ giúp cho nhà nông ứng dụng vào đúng mùa vụ, đúng quy trình từ đó cho năng suất cao nhất. Để giúp bạn hiểu hơn về cách phân loại phân bón, bài viết hôm nay sẽ dành riêng chuyên mục để làm rõ vấn đề này. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo một số phân bón thường dùng trong canh tác nông nghiệp hiện nay nhé.
1. Phân bón hữu cơ
Loại phân bón đầu tiên mà chúng ta sẽ tìm hiểu là các loại phân bón hữu cơ. Chúng có nguồn gốc từ phân động vật, chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất than bùn, hải sản…Phân bón hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố vi lượng, đa lượng, trung lượng cần thiết để bón cho cây trồng.
Vậy theo bạn có mấy loại phân bón thuộc vào nhóm hữu cơ? Có thể chia ra thành 2 loại chính: Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp. 
Tổng hợp các loại phân bón cần thiết cho cây trồng:
1.1 Phân hữu cơ truyền thống
Đối với các loại phân bón hữu cơ truyền thống thì nguồn gốc của chúng là từ các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp, phân động vật…được chế biến bằng những phương pháp truyền thống.
1.2 Phân hữu cơ công nghiệp
Khi nhắc tới các loại phân bón vô cơ không thể không nhắc tới phân hữu cơ công nghiệp. Đây là loại phân bón chế biến từ những chất hữu cơ bằng quy trình công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn so với nguồn nguyên liệu đầu vào.
Tổng hợp các loại phân bón cần thiết cho cây trồng:
2. Phân bón vô cơ (phân hóa học)
Loại phân thứ 2 chúng ta sẽ tìm hiểu đó là phân bón hóa học hay còn gọi là phân vô cơ, được sản xuất theo quy trình công nghiệp và có chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới dạng vô cơ. Các loại phân bón hóa học có hiệu lực cao, dễ tan và tác dụng nhanh với cây trồng, góp phần gia tăng sản lượng và năng suất cho cây trồng.
Vậy hiện nay có mấy loại phân bón hóa học, phân loại phân bón vô cơ như thế nào? Cùng tiếp tục theo dõi bài viết nhé để xem một số loại phân bón hóa học phổ biến.
2.1 Phân đơn
Đây là loại phân bón hóa học chỉ chứa 1 trong 3 chất dinh dưỡng khoáng là N – P – K. Vậy có những loại phân bón nào thuộc nhóm phân đơn
2.2 Phân hỗn hợp
Trong các loại phân bón hóa học thì phân hỗn hợp cũng được sử dụng rất phổ biến, loại phân này sẽ chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên. Một số loại phân bón thường dùng là phân phức hợp và phân trộn.
Phân phức hợp: tạo ra từ các phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản.
Phân trộn: thường có nhiều màu, được tạo thành do sự trộn đều các chất dinh dưỡng khoáng N. P. K… mà không có các hóa học xảy ra giữa các chất.
Tổng hợp các loại phân bón cần thiết cho cây trồng:
3. Vôi
Vôi là được xem là một loại phân bón có vai trò cải tạo đất chua, mặn và cung cấp thêm canxi cho cây trồng. Đồng thời cũng có tác dụng làm tăng các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho sinh vật có lợi phát triển, phân giải các chất hữu cơ trong đất, diệt một số sâu bệnh, khử độc cho đất, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây…
3.1 Vôi nghiền
Là các loại vỏ sò, vỏ ốc, đá vôi…được nghiền nát, sử dụng trong quá trình làm đất, thường bón thúc từ 1 – 3 tấn/ha. Nên bón vôi với phân hữu cơ, tránh bón chung với đạm sẽ làm mất tính năng của đạm.
Bón hàng năm với lượng ít đối với đất cát và bón 1 số lượng lớn nhưng vài năm mới bón lại đối với đất sét.
3.2 Vôi nung
Được tạo ra từ phản ứng hóa học từ CaCO3 thành CaO, loại vô nung này có tác dụng nhanh hơn vôi nghiền. Được sử dụng chủ yếu trong công đoạn xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Để tránh những hoạt tính mạnh có trong vôi nung gây làm ảnh hưởng tới cây trồng, bạn cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về các loại phân bón vô cơ, hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Để cây trồng có thể phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ thì không thể nào thiếu phân bón. 
 

 

 Tin xem nhiều nhất        
Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn