23 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 117
Số thành viên Ngày hôm qua: 223
Tổng Tổng: 1018592
 Kiến thức nhà nông        

Vào cao điểm thu hoạch tiêu, thấp thỏm chờ giá 'vàng đen' hồi phục
18 Tháng Năm 2020 :: 9:22 SA :: 1728 Views

Mùa thu hoạch tiêu đang vào cao điểm nhưng giá tiêu chưa hồi phục. Nhiều nông dân nơm nớp lo thêm một mùa tiêu “đắng” khi tình trạng thiếu công hái đang tái diễn, nhưng cũng không ít người cố nuôi hy vọng chờ giá “vàng đen” phục hồi...

Mỏi mắt tìm nhân công
Ông Trần Hồng Hòa (ở huyện Đồng Phú) nhớ lại, mùa thu hoạch năm 2018, giá nhân công chỉ 150.000 đồng/người/ngày. Đến vụ 2019, ông phải trả cao hơn vụ trước từ 20.000 - 50.000 đồng/người/ngày để có công hái.
Năm 2019, giá tiêu dao động 50.000 đồng/kg, người dân đã than khó. Từ đầu năm 2020 tới nay, giá tiêu giá tiêu tiếp tục giảm, chỉ 38.000 - 40.000 đồng/kg. Trước tết, ông Hòa đã tìm lao động nhưng giá nhân công tăng lên 220.000 - 250.000 đồng/người/ngày. Hiện ông chỉ thuê được 3 nhân công hái tiêu.
Tại huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu), ông Nguyễn Ngọc Hùng cũng cho biết, đã phải chạy đôn đáo kiếm người thu hái cho 1,5ha tiêu đang chín rộ. Đến nay, sau hơn cả tuần, gia đình ông vẫn chưa tìm thuê được người.
Những năm trước, hồ tiêu chín sớm, thường vào dịp trước tết. Nhiều người muốn kiếm thu nhập để lo cho cái tết  đầm ấm nên việc thuê người hái tiêu còn dễ. Năm nay, tiêu chín muộn. “Sau tết, nhiều lao động tìm ra thành phố hoặc đến những nơi có thu nhập cao hơn, việc thuê nhân công rất khó khăn” - ông Hùng giải thích.
Nhiều nông dân trồng tiêu khác cũng gặp cảnh tương tự như ông Hùng. Khi hồ tiêu còn được giá, mỗi vườn tiêu thường duy trì từ 5-10 nhân công để tập trung thu hái cho nhanh. Vài năm đây, nhiều vườn tiêu phải tận dụng lao động ít ỏi trong gia đình, khiến tiến độ thu hoạch kéo dài ra.
Nhiều người tìm cách trải bạt hoặc nilon phủ dưới gốc để thu gom tiêu chín rơi rụng. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp ứng phó, khó tránh khỏi lẫn tạp chất hoặc hao hụt. Vườn nào may mắn tìm được nhân công thì cũng khó đảm bảo hòa vốn vì chờ mãi chưa thấy giá tiêu “ngóc đầu dậy” mà giá nhân công, chi phí phân, thuốc ngày càng tăng.
Giải thích tâm trạng lo âu của người trồng, ông Nguyễn Văn Động - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức cho biết, việc thu hoạch không kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sản lượng tiêu năm tới. Cây nuôi trái lâu nên mất sức, sinh trưởng kém và dễ chết. Vườn nào không hái được, để tiêu chín khô trên cây thì năm sau sản lượng có thể giảm hơn 50%, lượng tiêu chết 30%.
Níu giữ cây hồ tiêu
Xã Xuân Thọ là vùng trồng tiêu lớn nhất của huyện Xuân Lộc (Đồng Nai). Từ 2 năm nay, giá tiêu giảm, nhiều người bỏ không chăm sóc vườn, diện tích hồ tiêu giảm dần. Thậm chí tiêu bệnh, nông dân cũng bỏ mặc hoặc đốn hạ, chuyển sang trồng dặm cây ăn trái.
Ông Nguyễn Văn Động - Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Châu Đức cho rằng, việc bỏ tiêu sang trồng các loại cây khác cũng không nên làm ồ ạt, để tránh tình trạng được mùa mất giá. Hồ tiêu vẫn là một trong những cây trồng chủ lực. Với những hộ dân có diện tích lớn, trồng lâu năm, địa phương vẫn khuyến khích giữ cây hồ tiêu.
Ngược lại, cũng không ít người còn giữ niềm tin với hồ tiêu. Nông dân Nguyễn Quang Khôi kể, dù liên tiếp lỗ vốn, anh vẫn tiếp tục đầu tư cho vườn với hy vọng sắp tới giá tiêu sẽ lại khởi sắc, dù không bằng như thời vàng son.
“Trừ khi tiêu chết mới bỏ chứ tiêu còn xanh lá thì tôi còn chăm sóc cho các vụ sau. Trồng tiêu mất 4 năm mới cho thu hoạch. Đến khi giá lên mà không có tiêu bán thì tiếc lắm” - anh Khôi nói.
Ông Phạm Đình Nam - Chủ tịch Hội nông dân xã Xuân Thọ cho biết, trước đây người dân canh tác hàng loạt, bất kể đất trồng không phù hợp. Hiện nay, diện tích nhiều vườn tiêu có giảm nhưng tổng diện tích hồ tiêu trong tỉnh và cả nước vẫn còn lớn. Hội nông dân xã khuyến cáo người dân phải chủ động giảm diện tích trồng không phù hợp, vừa để tiết kiệm công lao động.
Phần diện tích còn lại thì tập trung vào hướng sản xuất hữu cơ để khi giá tiêu lên có thể chủ động làm sản phẩm sạch.
Ở góc độ doanh nghiệp thu mua hồ tiêu xuất khẩu, ông Nguyễn Ngọc Luân - Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) cho rằng, nếu nông dân giữ được quy trình sản xuất hữu cơ, cho ra sản phẩm sạch, thì tương lai hồ tiêu không đến mức quá ảm đạm.
 

 

 Tin xem nhiều nhất        
Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn