19 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 298
Số thành viên Ngày hôm qua: 272
Tổng Tổng: 1017532
 Kiến thức nhà nông        

Khó khăn ở thủ phủ hồ tiêu
11 Tháng Năm 2020 :: 9:18 SA :: 1714 Views

Được mệnh danh là “vàng đen”, hồ tiêu từng giúp hàng ngàn hộ dân đổi đời, trở thành tỷ phú. Nhưng nay, hồ tiêu lại đẩy họ đến khó khăn, nợ nần chồng chất.

Những vườn tiêu chết
Đến Bù Đốp, một trong những thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước những ngày cuối tháng 2 - thời điểm thu hoạch tiêu, không còn không khí tấp nập như thời điểm giá tiêu đạt hơn 200 ngàn đồng/kg. Những vườn tiêu vắng bóng người, từ vườn xanh tốt đến những vườn vàng hoe vì đổ bệnh.
Vừa cào những mẻ tiêu mới hái, phơi khô để kịp bán trả nợ, không giấu được nỗi buồn trên khuôn mặt khắc khổ, ông Đỗ Xuân Thê ở ấp Bù Tam, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp cho biết, 10 năm trước, khi tiêu có giá, thấy mọi người đổ xô vào trồng, gia đình cũng sốt ruột, nên sau đó quyết định phá bỏ 2ha cao su để trồng tiêu. Nhưng chưa kịp thu hoạch thì giá tiêu bắt đầu lao dốc. Từ hơn 2.000 trụ, nay chỉ còn chừng một nửa, vì tiêu mất giá, không dám bỏ tiền đầu tư, dẫn đến thiếu nước, dịch bệnh.
Nhìn vườn tiêu ngày càng héo mòn, ông Thê rầu rĩ: Năm nay tiếp tục thất thu rồi, không chỉ riêng gia đình tôi, mà cả ấp này, phần lớn đang gặp khó khăn.
Nhà nào có cao su, điều còn đỡ, chứ chỉ có tiêu thì rất khó khăn. Bây giờ chúng tôi muốn đầu tư, khôi phục lại vườn tiêu hoặc chuyển đổi cây trồng, xen canh, nhưng cái khó bó cái khôn, vốn không có, vay cũng khó.
Không may mắn còn có tiêu để phơi bán như hộ ông Thê, gia đình bà Hồ Thị Hằng ở ấp Tân Phong, xã Tân Thành tìm vài chuỗi tiêu để kho cá cũng khó.
Dẫn chúng tôi thăm “nghĩa địa tiêu” của gia đình mình, gỡ từng nhánh tiêu khô bà Hằng buồn rầu cho biết: “Nhà tôi có hơn 1.000 trụ, chết rất nhiều, chỉ còn vài trăm trụ nhưng cũng rất èo uột. 10 năm trước vào đây lập nghiệp, mới bỏ vốn đầu tư, chưa thu được bao nhiêu thì tiêu rớt giá, sau đó là bệnh chết. Mỗi lần đổ thuốc hơn chục triệu, chưa kể công cán.
Hiện tại vườn chết gần hết, gia đình đang tính cải tạo đất trồng cây khác. Tiền thuê nhân công hái cũng 200 ngàn đồng 1 người/ngày, có khi còn hơn. Nên nếu giá tiêu đạt thì sau khi trả công cũng chỉ dư chút ít thôi, tiêu thất thì phải bù lỗ thêm cho công hái, cho nên nhiều nhà bỏ luôn không hái”.
Nợ ngân hàng khó trả
Đa số người dân địa phương cho biết để đầu tư vào hồ tiêu, hầu hết người dân nơi đây đều thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, hộ ít vài chục triệu đồng, hộ nhiều lên đến hàng tỷ đồng. Do tiêu vừa chết, vừa mất giá, nên bà con lâm cảnh khó khăn.
Bên cạnh những người vẫn bám lấy cây tiêu, chờ mong giá tiêu khởi sắc thì rất nhiều gia đình đã quyết định chặt bỏ tiêu, trồng cây khác. Chấp nhận mất trắng tiền đầu tư.
Hái vội những chuỗi tiêu xanh, chín lẫn lộn để phá bỏ, chuyển sang trồng cây ngắn ngày, chị Bùi Thị Bình ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến cho biết, gia đình có trên 1.500 trụ tiêu xanh tốt, nhưng đành phá bỏ dù rất xót xa.
Để được số tiêu này gia đình phải thế chấp tài sản, vay ngân hàng hơn 200 triệu đồng, nếu để lại cho dù thu hoạch có năng suất cũng chỉ đủ trả tiền công, trong khi lãi ngân hàng phải đóng hàng tháng, hàng quý.
“Cây tiêu cưa bỏ như mất đi một phần trong cơ thể mình, buồn lắm. Để làm ra cây tiêu tới ngày thu hoạch phải đầu tư rất nhiều. Bây giờ dân không có tiền mặt toàn phải vay vốn tiền ngân hàng để đầu tư. Tính đi tính lại lỗ quá, đành phải bỏ thôi. Hiện gia đình đang tính chuyển đổi trồng cao su. Trước mắt tỉa bắp và nuôi thêm dê để có tiền trả lãi ngân hàng”, chị Bình buồn rầu nói.
Theo ông Vòng Cám Sáng, hộ trồng tiêu cùng ở ấp Tân Phong thì "mong muốn lớn nhất của bà con là ngân hàng cho gia hạn, khất nợ để duy trì vốn đầu tư. Hy vọng tiêu lên giá bà con mới có tiền trả nợ, chứ bây giờ chỉ có giao hết cho ngân hàng thôi chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền trả”.
Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT Bình Phước, năm 2019 tổng diện tích hồ tiêu toàn tỉnh là 16.855ha, giảm 132ha so với cùng kỳ.
Trong đó có trên 892 ha nhiễm bệnh tuyến trùng, 339ha nhiễm bệnh chết chậm chủ yếu tập chung ở 2 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh.
Trao đổi về thực trạng cây hồ tiêu và giải pháp phát triển ngành nông nghiệp địa phương, TS Nguyễn Văn Bắc, Quyền Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp cho biết, diện tích hồ tiêu của huyện Bù Đốp trong 3 năm qua giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả xuống, nên bà con lơ là trong khâu chăm sóc dẫn đến vườn bị suy yếu kéo theo dịch bệnh.
Vùng trồng tiêu đang rất khó khăn, nếu chờ đợi thu nhập từ cây tiêu để quay lại đầu tư thì chắc chắn không đủ nên những người muốn giữ cây tiêu bắt buộc phải có thêm thu nhập khác.
Thực tế hầu như nông dân trồng tiêu Bù Đốp phải vay ngân hàng nên bây giờ trả lãi cho ngân hàng cũng là vấn đề khó khăn đối với bà con.
Trung tâm cũng đã nỗ lực hết sức, hướng dẫn bà con trồng một số cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên diện tích đất còn lại nhằm lấy ngắn nuôi dài, trang trải khó khăn trước mắt.
Đồng thời, kiến nghị ngành ngân hàng có các biện pháp hỗ trợ kịp thời như tiếp tục cho vay ngắn hạn để chăm sóc, cho vay trung dài hạn để đầu tư xen canh đối với các khách hàng còn vườn cây.
Còn giải pháp lâu dài là phải quy hoạch lại vùng sản xuất, sau đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch. Đây là hướng đi tất yếu để phát triển cây tiêu bền vững.
 

 

 Tin xem nhiều nhất        
Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn