Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
28 Tháng Mười Hai 2017 :: 10:59 SA :: 24781 Views :: Phân bón hữu cơ vi sinh

Chọn giống là việc lựa chọn và giữ làm giống những con đạt tiêu chuẩn về phẩm chất giống. Chọn giống được thực hiện thông qua quan sát ngoại hình, xem xét các số liệu ghi chép qua theo dõi về sinh trưởng, sinh sản của cá thể, của cha mẹ anh chị em để...

Chọn giống là việc lựa chọn và giữ làm giống những con đạt tiêu chuẩn về phẩm chất giống. 

Chọn giống được thực hiện thông qua quan sát ngoại hình, xem xét các số liệu ghi chép qua theo dõi về sinh trưởng, sinh sản của cá thể, của cha mẹ anh chị em để quyết định chọn giữ lại những cá thể phù hợp để nuôi thịt hay làm nái, nọc giống.

Chọn heo sinh sản nên chọn những con có tính tình hiền lành, khỏe mạnh, đầu thanh, ngực sâu, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc  khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển, không mắc bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng.  Hình dáng bên ngoài và sự cấu tạo cơ thể phù hợp với đặc điểm giống và mục đích sinh sản. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà) về ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất,…. Tuy nhiên, muốn chọn lọc được  giống tốt phải theo dõi, lập sổ lý lịch, gắn số tai (nếu có thể) hoặc lập phiếu cá thể gắn  trên chuồng để theo dõi năng suất cá thể.

 
Chọn heo đực giống 

Chọn và mua về lúc 6 tháng tuổi 
Bắt đầu khai thác khi đạt 7 - 8 tháng tuổi
Phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài: Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, 4 chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi sống cao, mang tính “hoang dã”, dữ tợn. 

Tỉ lệ heo cái/ đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành và 3: 1 đối với đực dưới 1 năm tuổi. 

Chọn heo cái giống

Cái hậu bị  mua lúc 4 - 6 tháng tuổi. Từ đàn cái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá, chọn lọc giữ lại làm nái sinh sản.

Chọn lọc nái sinh sản không có khuyết tật, để không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Thông thường, nái được chọn cần đạt được những yêu cầu tối thiểu như sau: toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động, khung xương và 4 chân chắc, khỏe, nhanh nhẹn  và linh hoạt, số con đẻ ra/ lứa cao, heo mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, thông thường heo rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được chọn.
 
*Theo khuyennongtphcm.com
 

 

Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót
Kỹ thuật trồng cây cải xanh tại nhà
Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin 26 Tháng Tư 2024    Đăng Nhập 
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn